Tình cảnh của Lazada trước đợt sa thải diện rộng

Lazada là sàn thương mại điện tử ngoại đầu tiên bước vào thị trường Việt Nam. Doanh nghiệp từng có thời kỳ “hoàng kim” trước khi bị các đối thủ cùng ngành gây sức ép.
Năm 2012, khi Lazada bắt đầu đặt chân vào Việt Nam người dùng mới có thể tiếp cận hoạt động mua sắm trực tuyến một cách đầy đủ nhất với những dịch vụ lạ lẫm như COD (thanh toán khi nhận hàng), đổi trả hàng hóa. Việc trở thành sàn TMĐT ngoại đầu tiên tại Việt Nam giúp Lazada sở hữu nhiều lợi thế.
Lazada – một thời “xưng vương”
Tuy nhiên, năm 2016 Lazada đụng độ đối thủ cùng ngành đầu tiên là Shopee. Giai đoạn 2016-2019, Laz tập trung củng cố nguồn lực và mở rộng mạng lưới đối tác kinh doanh. Sàn cũng cho ra mắt nhiều mô hình mới hỗ trợ thương hiệu lẫn người bán. Lazada cũng nhận được sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ Alibaba sau khi bị thâu tóm vào năm 2016. Song càng cạnh tranh, Lazada Việt Nam lại càng hụt hơi trước đối thủ.
Từ đầu năm 2019, lượng truy cập website của Lazada đã suy giảm đáng kể so với đối thủ. Ngay cả trong thời kỳ Covid-19, Lazada cũng không thể tận dụng được cơ hội để bứt phá, bất chấp các hoạt động mua sắm trực tuyến bùng nổ. Thay vào đó, lương truy cập website mỗi tháng trong suốt 2 năm dịch bệnh liên tục “giậm chân tại chỗ”.
Trên thực tế, ngoài Shopee, sự nổi lên của Tik Tok Shop cũng đe dọa tới Lazada. Theo thống kê của YouNet ECI trong tháng 11/2023, Shopee chiếm ngôi đầu thị phần doanh thu với 72,7%. Theo sau là TikTok Shop với 17,2% thị phần và Lazada với 9% thị phần.
Với sự vươn lên mạnh mẽ của các đối thủ, Lazada phải có kế hoạch cải tổ quy trình kinh doanh để có thể duy trì vị thế của một “ông lớn” ngành Thương mại điện tử tại Việt Nam.
Chat zalo