Thị trường Fintech ở Việt Nam: Cơ hội hay thách thức?

Thi-truong-fintech-o-Viet-Nam
Trong những năm gần đây, thị trường Fintech tại Việt Nam đang có chuyển biến tích cực và phát triển mạnh mẽ về tất cả mọi mặt như chất lượng, sản phẩm đa dạng và thu hút vốn đầu tư. Fintech đã xuất hiện tại Việt Nam từ năm 2017 nhưng mãi đến năm 2021 thị trường này mới thực sự phát triển và có nhiều bước nhảy vọt. Theo thống kê của Báo cáo thị trường Fintech Việt Nam năm 2021, từ 39 công ty vào năm 2015 lên đến hơn 154 công ty vào cuối năm 2021, tức tăng 4 lần so với năm cũ.
Thi-truong-fintech-o-Viet-Nam
Thị trường Fintech tại Việt Nam

Liệu đây sẽ là cơ hội hay thách thức cho thị trường Fintech Việt Nam?

Cơ hội

Có thể nói rằng lĩnh vực Fintech tại Việt Nam được rất nhiều ưu ái về tiềm năng thị trường, hệ sinh thái công nghệ và các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ.

Thị trường phát triển tiềm năng

Việt Nam có nền tảng kinh tế, chính trị ổn định, tốc độ phát triển thuộc nhóm quốc gia hàng đầu thế giới,… là một trong những lợi thế để Fintech có thể phát triển toàn diện. Những năm qua thị trường tài chính, tiền tệ của Việt Nam đang bình ổn và vững chắc. Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán cũng đang phát triển mạnh mẽ và có tiềm năng tiến xa trong tương lai thành “ thị trường mới nổi”. Đa số dân số Việt Nam đông và thuộc hàng dân số trẻ với số lượng người sử dụng smartphone chiếm khoảng 72% (tỷ lệ cao) kết hợp với sự ủng hộ của chính phủ đẩy mạnh việc thanh toán trực tuyến thông qua điện thoại di động là một bàn đạp giúp Fintech nhảy vọt trong thời gian tới.

Hệ sinh thái khởi nghiệp lĩnh vực công nghệ có sẵn

Fintech-Viet-nam-1
Hệ sinh thái khởi nghiệp lĩnh vực công nghệ có sẵn
Fintech, thương mại điện tử, trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ thực phẩm, giải pháp doanh nghiệp và dịch vụ công nghệ thông tin đã chiếm ưu thế trong các vòng gọi vốn tại Việt Nam trong những năm gần đây. Từ năm 2016 đến 2019, vốn đầu tư vào các công ty khởi nghiệp công nghệ đã tăng 8 lần; đạt mức cao nhất là 861 triệu USD vào năm 2019. Đến năm 2020, Việt Nam ghi nhận mức tăng đầu tư lên tới 400 triệu USD (V-Space, 2021). Điều này cho thấy rằng Việt Nam là thị trường tăng trưởng về đầu tư công nghệ của Đông Nam Á.

Chính sách hỗ trợ từ Chính phủ và các bạn ngành liên quan

Chính phủ cũng đã có các chương trình thuế đặc biệt cho khởi nghiệp cũng như chính sách ưu đãi thuế đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, các doanh nghiệp làm việc trong lĩnh vực công nghệ cao. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Fintech là các hoạt động nằm trong diện ưu đãi thuế theo Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ ban hành về chính sách ưu đãi thuế thúc đẩy việc phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin tại Việt Nam.

Thách thức

Bên cạnh những điều kiện phát triển thuận lợi, thị trường Fintech tại Việt Nam đang đối mặt với những khó khăn sau đây:

Nguồn nhân lực còn hạn chế

Fintech-Vietnam-3
Nguồn nhân lực còn hạn chế
Yếu tố con người đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của thị trường Fintech. Đây là một lĩnh vực khá mới mẻ tại Việt Nam nên các vấn đề khan hiếm nhân lực xảy ra là điều hiển nhiên. Theo thống kê của Vietnambanker, số lượng người Việt Nam am hiểu về tài chính rất cao đạt 90% nhưng về kỹ thuật, công nghệ thì còn rất kém. Ngược lại, các kỹ sư phần mềm IT thì lại ít hiểu biết về lĩnh vực tài chính.

Khách hàng

Khách hàng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của Fintech chưa ý thức được việc bảo mật thông tin cá nhân. Đây là một vấn đề lớn tổn tại rất nhiều rủi ro và có thể ảnh hưởng trực tiếp đến những bộ liên quan trong ngành này. Bên cạnh đó, thói quen chi tiêu tiền mặt của người dân Việt Nam còn khá cao, điều này vừa là cơ hội để Fintech phát triển nhưng cũng vừa là một thách thức lớn trong ngành.

Kết luận

Thị trường Fintech tại Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện và phát triển, song với cơ hội tiềm năng thì cũng gặp không ít những thách thức, khó khăn. Những năm gần đây, thị trường này phát ra những tín hiệu rất tốt, phát triển gần như toàn diện về mặt chất và lượng. Qua những điều trên, Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành một trung tâm Fintech tiềm năng và thu hút nhiều nguồn đầu tư nước ngoài.
Chat zalo