Liệu nợ công có thể là động lực phát triển kinh tế?

Nợ công, còn gọi là nợ chính phủ hay nợ quốc gia, là tổng giá trị các khoản tiền mà quốc gia thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi vay. Nợ công bao gồm nợ chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương. Trong lịch sử nợ công của Hoa Kỳ 100 năm qua, mỗi lần chiến tranh, đại dịch thì nợ công lại tăng lên bội phần (nợ công Mỹ cao kỷ lục sau Thế chiến thứ 2 đạt mức 110%/GDP).

Nguyên nhân của nợ công xuất phát từ đâu?

Nguyên nhân của nợ công là do sự mất cân bằng thu chi dẫn đến thâm hụt ngân sách. Cụ thể: Khi khủng hoảng xảy ra, muốn cân bằng thị trường và ổn định kinh tế, chính phủ sẽ phải chi nhiều hơn để bù đắp. Khi nhu cầu chi tiêu công của Chính phủ quá lớn, trong khi nguồn thu ( thuế, phí,…) không đủ đáp ứng nhu cầu buộc Chính phủ phải đi vay tiền thông qua nhiều hình thức ( phát hành trái phiếu, công trái,…).

no-cong-dong-luc-phat-trien-kinh-te
Nguyên nhân của nợ công xuất phát từ đâu?

Phần lớn việc đi vay của chính phủ sẽ thông qua việc phát hành trái phiếu chính phủ. Nói một cách đơn giản, trái phiếu chính phủ là các hợp đồng nợ, trả lãi hàng năm và sẽ trả gốc khi đến thời gian đáo hạn. Các trái phiếu chính phủ này thường có thời hạn dài, và các chính phủ sẽ phải vay xoay vòng, nghĩa là phát hành thêm trái phiếu để trả nợ trái phiếu đến hạn. Vì vậy, nợ công thường tăng nhanh trong những thời kỳ nền kinh tế đang bị chậm lại.

Tiền vay nợ sẽ được sử dụng vào mục đích gì?

Tiền vay nợ sẽ được sử dụng vào mục đích gì?

Để nâng đỡ nền kinh tế quốc gia, chính phủ phải chi tiêu vào cơ sở hạ tầng, đầu tư vào các tập đoàn kinh tế, cơ sở giáo dục, y tế, dịch vụ công. Đây gọi là đầu tư công. Tuy nhiên, các chính phủ không thể vay vô hạn tiền, nếu đất nước nào đầu tư không hiệu quả, gây ra thất thoát không phát triển được kinh tế, sản xuất thì đất nước đó sẽ bị hạ xếp hạng tín dụng tức trái phiếu của họ sẽ bị coi rẻ hơn trên thị trường quốc tế. Cuộc khủng hoảng nợ tại Hy Lạp là minh chứng rõ ràng nhất cho điều này.

Theo dõi ICLS Tech để đọc những câu chuyện kinh tế hay trong những bài viết tiếp theo nhé!

 

Chat zalo