Tất tần tần về Data visualization: Tại sao chúng ta cần trực quan hoá dữ liệu?

Data visualization là gì?

Data visualization là gì?

Data Visualization có nghĩa là trực quan hóa dữ liệu. Nói cách khác, đây là hình thức trình bày, biểu diễn những dữ liệu dạng số đơn thuần thành các dạng hình ảnh, bảng biểu, đồ thị. Data visualization mang đến nhiều lợi ích dành cho doanh nghiệp, giúp thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Khi nhà quản lý xem dữ liệu được trình bày ở định dạng trực quan, các thông tin quan trọng sẽ xuất hiện, giúp vấn đề được nhìn nhận tốt hơn. 

Nhờ đó, thông tin sẽ được truyền tải đến người xem một cách rõ ràng, sinh động và dễ hiểu hơn. Với việc trực quan hóa các dữ liệu lớn của công ty, các nhà quản lý, các nhà điều hành có thể tốn ít thời gian hơn vào việc phân tích báo cáo, và có thêm thời gian để phát triển các chiến lược dựa vào các thông tin đó.

Tầm quan trọng của trực quan hoá dữ liệu

Đầu tiên và quan trọng nhất, các kỹ thuật trực quan hóa dữ liệu – data visualization được xem là công cụ giúp các nhà quản lý – những người ra quyết định, có thể nhanh chóng phân tích các dữ liệu của công ty và ra các chiến lược phù hợp nhất. Như vậy, họ có thể nắm rõ ràng và chi tiết các hoạt động khác nhau trong công ty. Điều này, giúp làm tăng và làm nổi bật các ưu điểm của doanh nghiệp. Cần trực quan hóa dữ liệu vì bản tóm tắt thông tin trực quan giúp dễ dàng xác định các mẫu và xu hướng hơn là xem qua hàng nghìn hàng trên bảng tính. Đó là cách bộ não con người hoạt động để dễ dàng ghi nhớ các dữ liệu quan trọng.

data visualization
Tầm quan trọng của trực quan hóa dữ liệu

Vì mục đích của phân tích dữ liệu là để hiểu rõ hơn, dữ liệu có giá trị hơn nhiều khi nó được trực quan hóa. Ngay cả khi một nhà phân tích dữ liệu có thể lấy thông tin chi tiết từ dữ liệu mà không cần trực quan, thì việc truyền đạt ý nghĩa mà không trực quan sẻ khó khăn hơn. Trực quan hóa dữ liệu đã là một quy trình bắt buộc cần có trong data analysis. Nếu không có sự trình bày trực quan của những hiểu biết sâu sắc, người xem có thể khó nắm bắt được ý nghĩa thực sự của những phát hiện. Ví dụ: việc trình bày các con số với sếp của bạn sẽ không cho họ biết lý do tại sao họ nên quan tâm đến dữ liệu, nhưng hiển thị cho họ biểu đồ về số tiền mà những thông tin chi tiết có thể tiết kiệm / khiến họ chắc chắn sẽ thu hút sự chú ý của họ.

Các loại data visualization

Các kiểu data visualization có các loại phổ biến như sau:

  • Biểu đồ
  • Bảng
  • Đồ thị
  • Bản đồ
  • Infographics
  • Dashboard

Công cụ hỗ trợ trực quan hoá dữ liệu

1. Microsoft Power BI (Sử dụng tốt nhất cho hệ sinh thái Microsoft)

Microsoft BI là một công cụ phân tích và trực quan hóa dữ liệu cho phép bạn trích xuất thông tin từ nhiều nguồn dữ liệu và đưa nó vào các bảng điều khiển tương tác. Đây là công cụ lý tưởng cho các công ty muốn tạo báo cáo thời gian thực về các chỉ số và KPI quan trọng nhất của họ.

data visualization -2
Microsoft Power BI (Sử dụng tốt nhất cho hệ sinh thái Microsoft)

Công cụ này rất thích hợp để thu thập dữ liệu phức tạp và chuyển đổi dữ liệu thành các biểu đồ và đồ họa thông tin dễ hiểu. Power BI cũng hữu ích cho các công ty thu thập lượng lớn dữ liệu từ nhiều nguồn. Các công cụ Power BI có thể dễ dàng kết hợp mọi thứ thành một báo cáo toàn diện. Power BI dựa trên đám mây chính vì vậy nhiều thành viên trong nhóm có thể truy cập và chia sẻ dữ liệu giữa nhiều ứng dụng Microsoft Office.

2. Tableau (Tốt nhất cho Dashboards)

Tableau là một nền tảng phân tích trực quan rất tốt trong việc biên dịch dữ liệu từ nhiều lĩnh vực khác nhau. Chẳng hạn như thuật toán, trí tuệ nhân tạo và trí tuệ kinh doanh. Phần mềm trực quan hóa dữ liệu của họ cũng được biết đến với tính thân thiện với người dùng, giúp nhiều công ty dễ dàng sử dụng.

Tableau tích hợp hoàn toàn với Salesforce nên bất kỳ doanh nghiệp nào sử dụng CRM đều được hưởng lợi từ công cụ này. Đó là một trong 250 ứng dụng mà các doanh nghiệp có thể sử dụng. Đối với những doanh nghiệp có ngân sách nhỏ hơn, công cụ Tableau Public được cung cấp như một dịch vụ miễn phí để tạo trực quan dữ liệu tương tác trực tuyến.

3. Maptive (Tốt nhất cho Location Intelligence)

Nếu doanh nghiệp thu thập nhiều dữ liệu vị trí, cách tốt nhất để phân tích chính là sử dụng bản đồ. Maptive cung cấp phần mềm nâng cao cho phép người dùng tải lên dữ liệu bảng tính và ngay lập tức vẽ nó trên một bản đồ tương tác.

data visualization
Công cụ maptive

Sau khi tạo bản đồ, người dùng có thể sử dụng các công cụ khác nhau như bản đồ nhiệt, bản đồ cụm và bán kính thời gian lái xe để có được những thông tin chi tiết quan trọng. Các tính năng như bản đồ lãnh thổ cho phép người dùng tổ chức doanh nghiệp và dữ liệu của mình tốt hơn. Maptive hoàn toàn dựa trên đám mây, giúp việc cộng tác và chia sẻ bản đồ với các thành viên trong nhóm trở nên dễ dàng.

4. Sisense (Tốt nhất cho Interactive Data Visualization)

Sisense cho phép người dùng tùy chỉnh trực quan hóa dữ liệu và nhúng nó vào hầu hết mọi vị trí. Phần mềm phân tích thông tin người dùng, sau đó trình bày theo cách trực quan và tương tác hơn để mọi người đều có cơ hội tham gia khám phá dữ liệu.

Data visualization -5
Sisense -Tốt nhất cho Interactive Data Visualization

Nền tảng đám mây mở của công cụ cho phép nó thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và giúp nhiều người có thể truy cập dữ liệu này. Nó cũng cung cấp khả năng tích hợp với nhiều sản phẩm khác của Sisense. Nếu người dùng muốn chia sẻ các hình ảnh trực quan tương tác, công cụ này cho phép họ xuất bản chúng sang nhiều định dạng khác nhau, bao gồm PDF, PPT, Excel, Word, v.v. 

5. Domo (Open-Source Solution tốt nhất)

Doanh nghiệp đang tìm kiếm các công cụ mã nguồn mở để phân tích và hiển thị dữ liệu, thì Domo có thể là giải pháp tối ưu nhất. Phần mềm kết nối với bất kỳ cơ sở dữ liệu nào và tích hợp tất cả thông tin của người dùng thành một chế độ xem thống nhất.

Domo có thể cập nhật số liệu phân tích trong thời gian thực và các tính năng nhúng của nó. Có nghĩa là người dùng có thể dễ dàng chia sẻ những phát hiện của mình với các thành viên trong nhóm và khách hàng. Ngoài ra còn có nhiều tùy chọn để tùy chỉnh báo cáo. Điều chỉnh màu sắc, hình ảnh, văn bản, v.v. để trình bày dữ liệu chính xác theo cách người dùng mong muốn.

6. Google Charts (Giải pháp miễn phí tốt nhất)

Đối với các công ty có nhu cầu trực quan hóa dữ liệu đơn giản hơn hoặc ngân sách nhỏ hơn, Google Charts là một giải pháp hiệu quả. Dịch vụ miễn phí này có thể lấy dữ liệu của người dùng và chuyển đổi nó thành các đồ thị và biểu đồ hình tròn khác nhau.

data visualization-4
Google charts

Google Charts có thể cung cấp các bản cập nhật theo thời gian thực và nó dựa trên đám mây, vì vậy nhiều thành viên trong nhóm có thể truy cập nó cùng một lúc. Nó cũng tương thích với nhiều trình duyệt máy tính để bàn và thiết bị di động khác nhau, bao gồm cả iOS và Android. 

 

Ngày nay, Data Visualization – phương pháp trực quan hoá dữ liệu không còn xa lạ với chúng ta trong thời đại công nghệ số phát triển. Với việc trực quan hoá dữ liệu có thể giúp người xem dễ dàng hiểu và ghi nhớ các dữ liệu quan trọng, nắm bắt kịp các xu hướng cũng như tìm ra được những nguy cơ tiềm ẩn cho doanh nghiệp. Qua những chia sẻ của ICLS Tech, hy vọng đây là một bài viết hữu ích giúp các bạn có cái nhìn tổng quát về thuật ngữ Data Visualization.

 

Chat zalo